Từ ngày 1/1/2024, chính sách thuế tối thiểu toàn cầu 15% sẽ có hiệu lực. Ông Nguyễn Anh Dương, Trưởng ban Kinh tế tổng hợp (Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương - CIEM) khẳng định, cơ chế này có thể mang lại một số cơ hội cho Việt Nam…

Việt Nam cần chuẩn bị gì cho “sân chơi” tối thiểu toàn cầu?

Có ý kiến cho rằng, việc thực thi thuế tối thiểu toàn cầu có thể làm giảm bớt sức hấp dẫn của môi trường đầu tư của Việt Nam trong mắt các nhà đầu tư nước ngoài, ông nhận định như thế nào điều này?

Trong những thập niên vừa qua, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã có những đóng góp quan trọng đối với kinh tế nước ta. Năm 2022, số liệu của Bộ Tài chính cho thấy khu vực có vốn FDI đóng góp khoảng 17% tổng thu ngân sách nhà nước, tăng 4,8% so với năm 2021.

Dù còn có quan ngại về việc một số doanh nghiệp FDI báo lỗ, lỗ lũy kế, lỗ mất vốn, song khu vực có vốn FDI ít nhiều đã tạo được tác động tràn tích cực đối với khu vực kinh tế trong nước, từ đó kích thích khu vực kinh tế trong nước phát triển và theo đó là khả năng đóng góp vào thu ngân sách.

Chính vì vậy, “nỗi lo” về khả năng môi trường đầu tư giảm mức độ hấp dẫn khi thực thi thuế tối thiểu toàn cầu và các hệ lụy kinh tế kèm theo là có thể hiểu được. Theo chính sách này, các công ty lớn có doanh thu hợp nhất toàn cầu hàng năm từ 750 triệu Euro (19.500 tỷ đồng) trong ít nhất hai năm của giai đoạn bốn năm liền kề trước năm soát xét sẽ bị áp dụng mức thuế suất tối thiểu 15%.

Việt Nam cần chuẩn bị gì cho “sân chơi” tối thiểu toàn cầu?

Dù vậy, cần lưu ý rằng Việt Nam có thể có những biện pháp khác để hỗ trợ cho doanh nghiệp FDI. Trong đó, việc “làm mới” chương trình cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, cắt giảm các quy định dẫn tới các chi phí không cần thiết, nâng cấp chất lượng hạ tầng và nguồn nhân lực sẽ là những hướng đi phù hợp, có ý nghĩa về lâu dài. Nếu Việt Nam làm được những điều này một cách quyết liệt, để cải thiện nhanh nhất về khả năng cạnh tranh, thì sức hút đối với FDI thậm chí còn tăng.

Việt Nam cần chuẩn bị gì cho “sân chơi” tối thiểu toàn cầu?

Ở bình diện khu vực, chúng ta đã và đang chứng kiến xu hướng dịch chuyển đầu tư nước ngoài sang các nước Đông Nam Á trong những năm qua, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, trong những năm qua, các nước Đông Nam Á đều nỗ lực cạnh tranh để thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài. Nỗ lực cạnh tranh ấy rất khốc liệt, thậm chí đặt ra rủi ro về “cuộc đua xuống đáy” với những ưu đãi lớn cả về thuế và các lĩnh vực khác.

Trong khi đó, từng nền kinh tế ở khu vực Đông Nam Á đều chưa có được quy mô đủ lớn (đặc biệt là so với các nền kinh tế lớn ở châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ) và rủi ro cạnh tranh quá mức có thể ảnh hưởng đến tiến trình hợp tác xây dựng Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) với một nền sản xuất chung.

Trong bối cảnh ấy, thực thi cơ chế thuế tối thiểu toàn cầu sẽ đặt ra yêu cầu để các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, nhìn lại yêu cầu kết hợp hài hòa và đồng thời cả nỗ lực cạnh tranh và nỗ lực hợp tác để cùng thu hút FDI.

Đâu là những cơ hội và thách thức khi Việt Nam gia nhập “sân chơi” thuế tối thiểu toàn cầu?

Cơ chế thuế tối thiểu toàn cầu có thể mang lại một số cơ hội cho Việt Nam. Nếu thực thi cơ chế này vào năm 2024 như nhiều quốc gia khác, thì Việt Nam có thể không bị mất phần chênh lệch về thuế thu nhập doanh nghiệp so với các quốc gia này.

Trong trường hợp Việt Nam có những hỗ trợ đủ chất lượng cho doanh nghiệp FDI – điều mà Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ luôn nhấn mạnh trong thời gian gần đây, thì nhà đầu tư nước ngoài có thể vẫn nhìn nhận việc phải trả thuế suất cao hơn ở Việt Nam là “chấp nhận được”. Khi ấy, Việt Nam cũng có thể gia tăng nguồn thu từ ngân sách nhà nước.

Việt Nam cần chuẩn bị gì cho “sân chơi” tối thiểu toàn cầu?

Việt Nam cần chuẩn bị gì cho “sân chơi” tối thiểu toàn cầu?

Điểm quan trọng là phải xây dựng được một kế hoạch rõ ràng, cụ thể, định lượng về việc sử dụng nguồn thu bổ sung ấy như thế nào, đặc biệt cho các hoạt động chi ngân sách nhằm cải thiện cơ sở hạ tầng và chất lượng nguồn nhân lực để trực tiếp phục vụ hoạt động của khu vực đầu tư có vốn nước ngoài.

Theo đó, Việt Nam sẽ có cơ hội để thu hút thêm FDI gắn với các dự án lớn, công nghệ cao, có nhiều tiềm năng tăng liên kết với khu vực doanh nghiệp trong nước, phù hợp với Nghị quyết số 50-NQ/TW ngày 20/8/2019 của Bộ Chính trị về định hướng hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài đến năm 2030.

Dù vậy, việc thực thi cơ chế thuế tối thiểu toàn cầu cũng đi cùng với khó khăn, thách thức đối với Việt Nam. Thách thức trực tiếp nhất là xử lý tác động đối với tâm lý nhà đầu tư, để tránh hệ lụy đối với dòng vốn nước ngoài vào Việt Nam và kèm theo đó là hệ lụy với các doanh nghiệp Việt Nam đang có quan hệ làm ăn với các doanh nghiệp FDI.

Những cơ hội mà tôi đề cập trên đây cũng có thể trở thành thách thức nếu Việt Nam không có những định hướng chính sách sớm, cụ thể nhằm hỗ trợ hiệu quả - trên nguyên tắc không trái với cam kết quốc tế - cho các doanh nghiệp FDI.

Việt Nam cần chuẩn bị gì cho “sân chơi” tối thiểu toàn cầu?

Rõ ràng, không còn nhiều thời gian để Việt Nam chuẩn bị cho “sân chơi” này, vậy điều cấp thiết nhất mà chúng ta cần làm vào lúc này là gì?

Trước hết, Việt Nam phải tiếp tục củng cố các yếu tố nền tảng kinh tế vĩ mô để thu hút đầu tư. Một mặt, Việt Nam phải thực hiện nhất quán mục tiêu ưu tiên kiểm soát lạm phát, ổn định vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế; qua đó tạo nền tảng vững chắc và điều kiện thuận lợi để thu hút đầu tư.

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu khó khăn, nếu Việt Nam có điều kiện tốt để phục hồi sớm, phục hồi nhanh, thì nhà đầu tư nước ngoài hiện hữu vẫn sẽ gắn bó với chúng ta, trong khi các nhà đầu tư nước ngoài tiềm năng sẽ cân nhắc tích cực hơn về quyết định chuyển sang Việt Nam.

Bên cạnh đó, Việt Nam cần tiếp tục quyết liệt tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, không chỉ cho doanh nghiệp FDI mà cả doanh nghiệp trong nước để bảo đảm sự phát triển hài hòa, điều kiện lành mạnh cho liên kết giữa hai khu vực doanh nghiệp.

Việt Nam cần chuẩn bị gì cho “sân chơi” tối thiểu toàn cầu?

Việt Nam cần chuẩn bị gì cho “sân chơi” tối thiểu toàn cầu? Việt Nam cần chuẩn bị gì cho “sân chơi” tối thiểu toàn cầu?
Việt Nam cần chuẩn bị gì cho “sân chơi” tối thiểu toàn cầu?

 

Thứ hai, tiếp tục cụ thể hóa chủ trương thu hút, hợp tác đầu tư có chọn lọc, trong đó nhấn mạnh các tiêu chí chất lượng, hiệu quả, công nghệ và bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Đi kèm với chủ trương này là việc rà soát, cập nhật và công khai các cơ chế, chính sách cụ thể của Việt Nam để hỗ trợ, tạo thuận lợi và tiết giảm chi phí không cần thiết cho nhà đầu tư nước ngoài hoạt động ở Việt Nam.

Thường xuyên đối thoại với cộng đồng nhà đầu tư nước ngoài để củng cố niềm tin giữa hai bên, đồng thời xác định những vấn đề đối với nhà đầu tư và định hướng để sớm tháo gỡ.

Thứ ba, mạnh dạn thử nghiệm chính sách cho các mô hình kinh tế mới (kinh tế tuần hoàn, kinh tế số, kinh tế sáng tạo…) nhằm mở rộng không gian cho nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư nước ngoài có quy mô lớn, ở Việt Nam.

Cần lưu ý, chủ trương hoàn thiện các chính sách cho các mô hình kinh tế này là rất đúng đắn, song sẽ đòi hỏi nhiều thời gian để các cơ quan rà soát, sửa đổi hoặc tham mưu sửa đổi các nội dung chính sách liên quan.

Để nhà đầu tư nước ngoài yên tâm với các dự án của mình, thì việc sớm có cơ chế thử nghiệm cho các mô hình kinh tế mới – trong khi chờ các cơ quan sửa đổi chính sách, quy định lâu dài hơn – sẽ là một hướng đi quan trọng.

Ông có đề xuất chính sách ưu đãi thay đổi như thế nào với các nhà đầu tư nước ngoài khi cơ chế thuế tối thiểu toàn cầu được thực thi?

Một mặt, Việt Nam cần sửa đổi các quy định về thuế và các quy định liên quan để sớm tham gia thực hiện cơ chế thuế tối thiểu toàn cầu. Mặt khác, các cơ quan liên quan cũng cần chủ động rà soát các chính sách hỗ trợ khác (về cơ sở hạ tầng, đào tạo nguồn nhân lực, tạo thuận lợi thương mại,…) và đánh giá, xác định khả năng bổ sung hỗ trợ trên nguyên tắc không trái với cam kết quốc tế.

Điểm quan trọng là các biện pháp hỗ trợ phải thực chất và kịp thời hơn với nhà đầu tư nước ngoài, ngay cả khi các biện pháp này chỉ được xây dựng trên nền tảng các hình thức hỗ trợ đã thực hiện trước đó.

Nguồn: baoquocte.vn

-Bình luận

-Viết bình luận

Chú ý: Không sử dụng các mã lệnh HTML!