Đối với bên bán, có 02 giai đoạn lớn: Giai đoạn chuẩn bị bán và giai đoạn đàm phán bán.

 

* Giai đoạn 1: Chuẩn bị bán

1. Xác định chiến lược bán

Là người bán, bạn phải xác định rõ mục tiêu của mình khi tham gia vào một giao dịch bán, ngay cả khi cuối cùng bạn không đạt được kết quả theo mục tiêu đó. Ban điều hành, sẽ cùng với các cố vấn bên cạnh, nên xác định mục tiêu theo đuổi thương vụ và xác định những bên mua lý tưởng của bạn (hoặc năng lực tài chính hoặc phẩm chất của người mua). 
Một trong những lý do thông minh trong việc xây dựng chiến lược bán đó là bạn nên hợp tác với các công ty tư vấn M&A chuyên nghiệp như Công ty WTP, bằng kinh nghiệm thực chiến của họ sẽ giúp Chủ đầu tư và Ban điều hành lựa chọn chiến lược bán hợp lý và tối ưu nhất cho doanh nghiệp.

 

2. Tập hợp tài liệu

Khi bạn đã cam kết theo đuổi việc bán công ty, bạn cần tạo một bộ tài liệu toàn diện để giới thiệu chính thức công ty của bạn cho những bên mua tiềm năng. Nếu bạn đang làm việc với các ngân hàng đầu tư về việc bán, họ sẽ chuẩn bị một bản ghi nhớ thông tin bí mật (Confidential Information Memorandum - CIM) - còn được gọi là bản ghi nhớ cung cấp thông tin, một tài liệu có thể dài hơn 50 trang bao gồm thông tin về tài chính, vị thế thị trường và các sản phẩm và dịch vụ của công ty bạn. Từ đó, bạn có thể trích xuất thông tin từ CIM để tạo các phần tài liệu ngắn hơn, chẳng hạn như Thư giới thiệu, tài liệu quảng cáo hoặc kế hoạch truyền thông chào bán công ty.
 

 

* Giai đoạn 2: Hình thành đề xuất mua lại từ bên mua

 
1. Tương tác với bên mua

Điều này có thể xảy ra theo một trong hai cách: bên mua liên hệ với bạn (Thông qua Thư chào mua LOI) hoặc bạn liên hệ với họ. Hãy có chiến lược về bên mua bạn chọn để tránh lãng phí thời gian cho việc tiếp phải các bên mua không chắc chắn hoặc không thực sự đủ năng lực.

 

2. Nhận giá chào mua

Khi đã có sự liên hệ ban đầu và những bên mua tiềm năng đã xem xét tài liệu của bạn, bạn sẽ bắt đầu nhận được giá chào mua. Đừng chấp nhận lời đề nghị đầu tiên và hãy sáng suốt trong việc đưa ra những thông tin sâu hơn cho các bên mua tại thời điểm này.

 

3. Gặp gỡ các bên mua quan tâm

Tiến hành các cuộc họp với các bên mua quan tâm để tìm hiểu thêm về ý định, nhu cầu, năng lực và các đề xuất của các công ty này.

 

4. Nhận Thư chào phương án mua – LOI

Những bên mua quan tâm sẽ gửi cho bạn một bức thư chào mua, trong đó họ bày tỏ rõ ràng quan tâm đến việc theo đuổi một thương vụ M&A với bạn và cung cấp một bản tóm tắt về thỏa thuận được đề xuất. Bạn có thể nhận được nhiều LOI từ nhiều bên mua quan tâm.

 

* Giai đoạn 3: Đàm phán    

 

1. Đàm phán với tất cả các bên mua quan tâm

Ở bước này, bạn hãy đảm bảo mình đã sẵn có tất cả các thông tin tài chính sẵn sàng cho giao dịch. Và trong đàm phán thương lượng, hãy đề cập đến mục đích chiến lược của bên bạn đã đề ra ngay từ đầu.

 

2. Soạn thảo Thỏa thuận

Hai bên cùng nhau làm việc và thống nhất để đi đến việc soạn thảo một thỏa thuận cuối cùng. 

 

3. Ký kết thỏa thuận độc quyền

Đến bước này, bạn sẽ bị khóa trong một thỏa thuận độc quyền giao dịch với một bên mua và sẽ không thể tiếp tục tìm kiếm bên mua tiềm năng nào khác, cũng như không thể đàm phán thương lượng với bất cứ một bên mua nào khác.

 

4. Phối hợp với bên mua trong giai đoạn Due Diligence

Có thể mất 1 - 3 tháng để người mua hoàn thành việc due diligence của họ. Nhưng bạn, với tư cách là bên bán, có thể giúp đẩy nhanh quá trình. Chuẩn bị trước tất cả các tài liệu và giữ liên hệ chặt chẽ trong suốt quá trình là việc bạn nên làm để có thể nhanh chóng xử lý các vấn đề khi chúng phát sinh.

 

5. Quyết định cuối cùng

Khi bên mua đã hoàn thành due diligence và họ quyết định tiếp tục đi tiếp, thì đây là lúc bạn làm việc với Hội đồng quản trị hoặc Nhóm chủ sở hữu để đưa ra quyết định cuối cùng trong việc bán công ty.

 

6. Ký kết Thỏa thuận/Hợp đồng M&A

Sau khi bạn ký thỏa thuận cuối cùng, giao dịch coi như đã kết thúc.
 
 
7. Sáp nhập 
 
Sau khi hoàn tất thỏa thuận, bạn có thể bắt đầu công việc sáp nhập hai công ty. Điều này đòi hỏi phải lập kế hoạch trên tất cả các khía cạnh: tài chính, cơ cấu tổ chức, vai trò và trách nhiệm, văn hóa, hệ thống marketing, … và giai đoạn này, nếu làm thủ tục sáp nhập thì có thể nhanh, nhưng để thực sự sáp nhập đồng bộ hệ thống hai công ty và vận hành trơn tru, bạn có thể mất vài tháng, thậm chí là vài năm.
 
 
Trên đây là những kiến thức đã được chúng tôi đúc rút trong quá trình trải nghiệm thực tế, vì vậy nó chỉ mang tính chất gợi ý để mọi người tham khảo và vận dụng.